Nhiều người biết đến râu ngô (râu bắp) chỉ ở tác dụng làm mát hoặc lợi tiểu. Khi thu hoạch, bắp non hoặc bắp già, có người đã biết tận thu nguồn dược liệu quý giá này, nhưng đôi khi cũng vứt bỏ phí phạm. 
tác dụng của râu ngô

Thực tế, trong râu ngô có chứa rất nhiều loại vitamin: vitamin A, vitamin K, vitamin B1, B2, B6 (pyridoxin), vitamin C, vitamin PP, các flavonoid, acid pantothenic, isotol, các saponin, các steroid như sytosterol và sigmasterol, các chất đắng, dầu béo, vết tinh dầu và nhiều chất vi lượng khác.
Có thể nói râu ngô là một loại thuốc hỗn hợp của nhiều vitamin và các vi chất ở dạng tự nhiên cần thiết cho cơ thể có tác dụng chống oxy hóa, chống lão hóa – là một loại thuốc đẹp da, giữ dáng, giúp kéo dài tuổi thanh xuân. Ngoài ra, râu ngô là một loại dược liệu tự nhiên, không độc hại và rẻ tiền.
Râu ngô có một số công dụng hữu hiệu:
– Nước râu ngô có tác dụng lợi tiểu trong các bệnh về thận.
– Nước râu ngô có tác dụng làm tăng bài tiết mật, giảm độ nhớt của mật, tạo điều kiện dẫn mật vào ruột được dễ dàng.
– Nước râu ngô làm hạ đường huyết, tăng bài tiết nước tiểu và làm máu mau đông.
– Uống nước nấu râu ngô hàng ngày thay nước chè (trà) rất tốt cho người bị ứ mật và sỏi túi mật.
– Nước râu ngô có tác dụng tốt trong các trường hợp bị phù có quan hệ đến bệnh tim.
Một số bài thuốc từ râu ngô:
Chữa sỏi đường tiết niệu
Nấu nước râu ngô uống hàng ngày, có thể dùng nước luộc bắp ngô để uống cũng có tác dụng rất tốt. Có thể phối hợp râu ngô với các vị thuốc lợi tiểu khác như rễ cỏ tranh, rễ cây sậy, kim tiền thảo… để tăng cường hiệu quả.
Chữa bệnh xuất huyết
Dùng râu ngô tươi hoặc râu ngô đã phơi khô sắc lấy nước uống hàng ngày. Có thể kết hợp râu ngô với các loại thảo dược khác như cỏ nhọ nồi, lá huyết dụ, trắc bách diệp, lá sen… để tăng công dụng. Cách này dùng để trị các chứng bệnh xuất huyết trong các trường hợp: tiểu tiện ra máu, băng huyết, tử cung xuất huyết, chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu niêm mạc miệng lưỡi… rất hiệu quả.
Chữa bệnh cao huyết áp
Dùng râu ngô sắc lấy nước uống hàng ngày. Tốt hơn nên phối hợp râu ngô với ngưu tất, hoa hòe, cỏ ngọt, câu đằng… sẽ làm huyết áp thuyên giảm và dần ổn định.
Nguồn : Bí Truyền

Đăng nhận xét

 
Top